Truy cập trang chính thức của Công tyCông ty Marketing Online & Thiết kế Website MELYWEB

Hướng dẫn cách viết 1 bài PR hiệu quả và hấp dẫn

Nhằm mục đích quảng bá thương hiệu cá nhân hoặc doanh nghiệp của bạn đối với người tiêu dùng, khách hàng hoặc mọi đối tượng, giúp mọi người biết được những lợi ích của sản phẩm, dịch vụ mà bạn hoặc doanh nghiệp mang lại, làm thế nào để tạo ra được nhiều khách hàng tiềm năng tìm đến, bạn cần một bài viết PR thật hiệu quả và hấp dẫn. Tôi đã tham khảo rất nhiều nguồn bài viết và kèm với kinh nghiệm của bản thân, bài viết này MELYWEB xin chia sẻ cho bạn cách để có  một bài PR hiệu quả và hấp dẫn.

1. Làm gì cho bài PR hấp dẫn

Từ khóa hot

Làm thế nào để có từ khóa hot?

  • Nghiên cứu từ khóa thông qua google trends
  • Dự đoán từ khóa thông qua hành vi của khách hàng
  • Tìm gợi ý từ đối thủ
  • Sử dụng google suggest
  • Thường xuyên cập nhật thông tin
  • Tạo ra xu hướng (điều này rất khó)

5 phương pháp tạo từ khóa hot

  1. Số lượng search
  2. Sát với mục đích search
  3. Xu hướng phát triễn
  4. Giá trị kinh doanh (tỉ lệ chuyển đỗi người đọc thành người dùng)
  5. Cạnh tranh

Tiêu đề

26 cách tạo tiêu đề hấp dẫn

  1. Con số trong tiêu đề: 26 cách tạo tiêu đề hấp dẫn
  2. Tính từ và trạng từ: kiếm tiền nhanh chóng nhờ bán hàng online
  3. Thời gian và tiền bạc: từ 1 người tài xế, tôi đã mua được nhà 500 triệu sau 3 năm
  4. 5W – 1H: bạn có thể đạt Toeic 600+ sau 2 tháng?
  5. Thuật ngữ và từ mới mẻ: hiệu ứng cánh bướm là gì?
  6. Mục tiêu cụ thể: dành cho designer: 3 công cụ chuyên nghiệp trong thiết kế
  7. Người nổi tiếng: Tăng Thanh Hà mở nhà hàng cua
  8. Cảnh báo: cẩn thận với tổ yến giá rẻ
  9. Típ, bí mật, cách, mẹo: 5 típ mix đồ xuân – hè 2014
  10. Cường điệu hóa: làm giàu chỉ với 1 triệu đồng
  11. So sánh: bán hàng online thu nhập gấp đôi nhân viên ngân hàng
  12. Chiêu thị: mua 1 tặng 1 bánh pizza mỗi thứ 3
  13. Trải nghiệm, tự truyện: hành trình qua 25 quốc gia với $700
  14. Treo đầu dê bán thịt chó (không nên dùng)
  15. Giới hạn độ tuổi, giới tính: dành cho phụ nữ độc thân
  16. Báo cáo, thống kê từ nguồn uy tín: báo cáo mới nhất của cafeF về biến động giá cổ phiếu
  17. Đúc kết, tổng quan: nhìn lại ngành thương mại điện tử 2013
  18. Sự liên tưởng: nếu bạn là nhân viên bán hàng
  19. Ăn theo chủ đề hot: Phương Nam got talent 2013
  20. Kỹ thuật che dấu: sự thật về thời thơ ấu của Steve Jobs
  21. Động từ thúc giục: Flappy Bird sẽ bị xóa trong 24h tới
  22. Chuyển động thời gian sống: trực tiếp lễ trao giải Oscars 2014
  23. Xử lí sự kiện bên lề: bên lề Sea Game 27
  24. Gây tranh cãi, ức chế đám đông: phụ nữ tây đáng yêu hơn phụ nữ Việt
  25. Ủng hộ đám đông: nên rút ngắn ngày nghỉ tết âm lịch?
  26. Phát hiện: công nghệ chế tạo xăng bằng xác mía

Cốt lõi của tiêu đề hấp dẫn

  • Có chứa từ khóa trong tiêu đề: Kem chú Long – 40 năm một giấc mơ làm kem Việt
  • Không dài quá 70 kí tự: càng súc tích, đúng trọng tâm càng tốt
  • Nêu bật nội dung chính của bài: Kem chú Long – 40 năm một giấc mơ làm kem Việt
  • Thể hiện sự độc đáo

Câu đầu tiên

Sau tiêu đề, câu đầu tiên (câu mở bài) là mấu chốt quan trọng quyết định người đọc tiếp tục hay chuyển sang tin khác.
Câu mở bài hấp dẫn là câu khái quát, tóm tắt ý chính của toàn bài, định hướng triển khai vấn đề cho toàn bài.

Hình thức

3 hình thức của bài PR

  1. Phỏng vấn
  2. Tự sự, trải nghiệm
  3. Giới thiệu sản phẩm/dịch vụ

Ngôi của người viết

  • Ngôi thứ nhất: tự sự, trải nghiệm, giới thiệu sản phẩm/dịch vụ
  • Ngôi thứ ba: phỏng vấn, review sản phẩm/dịch vụ

Loại hình của bài viết:

  • Cung cấp kiến thức
  • Giải trí
  • Chuyên ngành, chuyên sâu

Giọng văn

Yêu cầu:

  • Tôn trọng sự thật
  • Khách quan
  • Cá tính hóa bài viết
  • Phù hợp với kênh đăng bài

Vị trí thời điểm

Chọn kênh đăng bài:

Tùy vào khách hàng mục tiêu mà chọn kênh phù hợp

Thời điểm:

  • Khung giờ vàng: 19:00 – 20:00
  • Ngày vàng: thứ 7

2. Tư duy viết bài

5 điều cần làm trước khi viết bài PR:

  1. Xác định đối tượng mục tiêu
  2. Ý tưởng chính
  3. Rõ ràng mục tiêu bạn muốn hướng người đọc đến
  4. Lợi ích sâu sắc mà người đọc nhận được từ bài PR
  5. Lập dàn ý

6 thói quen cần tạo

  1. Ghi chép mọi thông tin đọc được mà ta cảm giác người đọc sẽ quan tâm.
  2. Tập suy nghĩ nhiều góc cạnh của vấn đề và “think out of the box”=> tìm hướng giải quyết.
  3. So sánh giá trị các dữ liệu.
  4. Luôn tạo thói quen tìm nguồn chuẩn nhất của thông tin.
  5. Luôn tìm cách rút ngắn bài viết: bỏ những từ vô nghĩa, hoa mỹ gây lan man, những từ liên kết không cần thiết.
  6. Luôn tìm cách đọc và thay thế câu hấp dẫn hơn.

Trình bày nội dung theo chuẩn

  • Bài viết bắt buộc phải có câu mở bài và kết bài rõ ràng.
  • Bài được chia thành từng đoạn, mỗi đoạn trình bày một ý chính.
  • Bài có 1- 2 hình ảnh minh họa.
  • Có ghi chú dưới hình ảnh, ghi chú liên quan mật thiết đến tiêu đề và ý chính của bài.
  • Bài viết phải được chính xác 100% về chính tả, cách trình bày (chấm, phẩy, viết hoa,…).
  • Phải rõ ràng về nghĩa, không dùng từ gây nhầm lẫn, hiểusai ý.
  • Font và size ảnh hưởng đến sự tập trung của người đọc.
  • Để nguồn (nếu có).

Yêu cầu về hình ảnh

  • Độ phân giải cao, ảnh ít chi tiết, rõ, đẹp và to.
  • Ảnh phải giữ nguyên vẹn kích thước, không bóp méo.
  • Hình ảnh liên quan chặt chẽ đến kết cấu và chủ đề của toàn bài.
  • Sử dụng ảnh của chính sản phẩm/dịch vụ thật để tăng độ tin cậy.

Cách tìm hình ảnh:

Công cụ tìm hình ảnh nâng cao của google: ưu tiên tìm tiếng Anh nếu từ phổ biến, đơn giản và tìm tiếng Việt với từ địa phương

Tìm kiếm kết hợp:

Dùng các toán tử: a and b hoặc “a” + “b”

Những loại bài PR không nên viết

  • Phóng đại
  • Bỏ sót thông tin nhằm dụ dỗ người đọc mua hàng
  • Những tính năng không hề có hoặc không hề được kiểm chứng

Bài viết hay còn dựa vào sự hứng thú của người viết với chủ đề đó và cảm quan của người đọc.

Việc tạo ra sự hứng thú với chủ đề tất cả dựa vào bạn.

Add a Comment